1. Cây đàn hương trắng

Đứng đầu tiên trong danh sách là cây đàn hương, giống cây được gọi là vàng trắng trong tự nhiên, quốc cây của Ấn Độ. Cây có 2 loại phổ biến là cây đàn hương đỏ và đàn hương trắng Ấn Độ. Tất cả các bộ phận của cây như hoa cây, lá cây, quả, hạt, rễ, gỗ cây đàn hương đều có giá trị kinh tế rất cao dùng để lấy tinh dầu hoặc các dược liệu quý.

Cây đã được trồng ở nước ta trong hơn 5 năm trở lại đây và kết quả đạt được rất tích cực. Cây phù hợp với đa phần khí hậu và thổ nhưỡng ở nước ta. Chất lượng không hề thua kém so với ở Ấn Độ.

Tất cả các sản phẩm hiện tại của cây đàn hương như trà đàn hương, tinh dầu, lõi đàn hương đều có đầu ra rất ổn định, sẵn sàng bao tiêu sản phẩm. Vậy nên đây là loài cây làm giàu có tiềm năng rất lớn.

2. Cây sưa đỏ

Vào thời kỳ hoàng kim, giá gỗ của cây sưa cổ thụ có thể lê tới hơn trăm triệu đồng mỗi kilogram, dù hiện tại giá đã giảm và ổn định ở mức 20-25tr/kg lõi (cây có đường kính lõi trên 45cm).

Cây Sưa Đỏ còn có tên gọi khác là cây Gỗ Sưa, Huỳnh Đàn, Trắc Thối hay cây Huê. Chúng có xuất xứ từ Việt Nam và đảo Hải Nam (Trung Quốc). Sưa Đỏ ngoài việc được sử dụng làm cây cảnh quan thì nó có thể dùng để lấy gỗ. Thời gian thu hoạch từ 7-10 năm, cây càng lâu năm thì lõi càng nhiều, giá lõi cũng càng cao nên giá trị của cây càng lớn.

Cây Sưa Đỏ có thân thẳng, to và khá sần sùi. Gỗ Sưa Đỏ có màu nâu đỏ hoặc xám, đường vân khá đẹp mắt. Lá chúng là kép mọc so le nhau có hình bầu dục hoặc trái xoan.

Hoa Sưa Đỏ khá nhỏ, có màu trắng và mọc thành chùm với hương thơm nhẹ nhàng.

3. Cây giáng hương rừng

Tên khoa học là Pterocarpus macrocarpus Kurz. Chúng có xuất xứ từ Đông Nam Á và được nhiều công trình sử dụng tạo cảnh quan cực kỳ đẹp mắt và cải tạo đất hiệu quả. Ngoài ra, gỗ chúng cũng mang đến lợi ích kinh tế rất cao. Đây cũng là những ưu điểm khiến Giáng Hương trở thành loại cây hot được nhiều công trình ưa chuộng.

Đây là loại cây thuộc loại gỗ quý có thể cao từ 20-30m. Đường kính thân cây giáng hương có kích thước giao động từ 0.7-0.9m hoặc hơn. Gỗ Giáng Hương có mùi thơm dễ chịu cùng  lõi và giác phân biệt.

4. Cây gỗ lim (cây lim xanh)

Cây gỗ lim hay còn gọi là cây lim xanh nằm trong “tứ đại danh gỗ” bao gồm “Đinh Lim Sến Táu”. Từng đó cũng đủ cho chúng ta biết được uy thế oai phong của cây gỗ quý này.

Loại cây này là loài cây gỗ lớn được trồng rất phổ biến và có nhiều tác dụng khác nhau nên được ưa chuộng tại Việt Nam. Ngoài ra, chúng không chỉ dùng lấy gỗ mà làm cây bóng mát, cây công trình, cây đường phố đẹp trên khắp đất nước.

5. Cây dầu rái – cây lấy gỗ bền vững

Có xuất xứ từ Ấn Độ, Malaysia. Chúng còn được gọi với tên gọi khác là cây Dầu Con Rái, Dầu Nước, Dầu Sơn. Trên thị trường gỗ hiện tại; giá Dầu Rái không quá “đắt đỏ” như các loại gỗ nhóm I. Giá gỗ vô cùng phải chăng; tương đương như Gỗ Dầu. Bạn có thể tham khảo mức giá là 5.500.000 VNĐ cho 1 m3 gỗ tròn; khoảng 7.500.000 VNĐ cho 1m3 gỗ hộp; và 11.500.000 VNĐ cho 1m3 gỗ phách. 

Dầu Rái có thân tròn thẳng và lớn. Chúng có khả năng phân cành cao, chiều cao tối đa của Dầu Rái có thể lên đến 40-50m. Vỏ cây lúc trưởng thành có màu xám vàng, dọc vỏ nứt mảnh nhỏ. Lá cây là lá đơn, mọc so le nhau. Hoa Dầu Rái thường nở vào tháng 11-12. Chúng là loại cây ưa sáng, sinh trưởng chậm và phù hợp khí hậu nóng ẩm của Việt Nam.

6. Cây sao đen – cây lấy gỗ và cảnh quan giá trị

Có tên khoa học là Hopea odorata Roxb. Chúng có xuất xứ từ Ấn Độ và còn có tên gọi khác là cây Sao Nghệ, Sao Cát hay cây Mạy Khèn. Tương tự cây dầu rái, cây sao đen cũng được nhiều công trình lựa chọn làm cây cảnh quan nhở vẻ đẹp độc đáo khi nở hoa hay tạo bóng mát hiệu quả.

Sao Đen có hoa nhỏ, màu trắng và thường nở vào tháng 2-3. Chúng sinh trưởng tốt  trên đất phù sa, đất sét pha cát hoặc đất đỏ bazan.

7. Cây long não – Cây lâm nghiệp quý

Cây long não có xuất xứ từ Trung Quốc và Nhật Bản. Cây long não là loại cây lấy gỗ thân lớn. Chúng có độ cao từ 20- 40m, tán lá rộng nên tỏa bóng đẹp mắt. Long Não có lá nhẵn, bóng, khi vò nát thì chúng lại tỏa mùi tinh dầu dễ chịu. Đây là loại cây ưa khí hậu ấm, ẩm và sinh trưởng tốt trên đất sét pha tầng dày.

8. Cây cẩm lai, báu vật của rừng xanh

Giá bán gỗ Cẩm Lai hiện nay dao động ở mức 60-90 triệu đồng/m3. Vì vậy mà Cẩm Lai luôn là một trong những lựa chọn trồng cây lấy gỗ giúp thu hồi vốn tốt nhất. Gỗ Cẩm Lai thường được ứng dụng để sản xuất đồ dùng bằng gỗ cao cấp; vừa có tính thẩm mỹ cao vừa bền bỉ. Tại Việt Nam, Cẩm Lai chủ yếu phân phối ở khu vực Đông Nam Bộ và các tỉnh Tây Nguyên.

9. Cây trầm hương – cây làm giàu hiệu quả

Tên khoa học là Aquilaria Crassna Pirre. Loại cây giống công trình này xuất xứ từ Đông Nam Á và đảo New Guinea. Vào những năm trước đây, cơn sốt trầm đã giúp rất nhiều người nông dân thoát nghèo và trở nên giàu có ở vùng đất Quảng Nam.

Gỗ trầm hương có mang đến giá trị kinh tế cao, với giá trị có thể lên tới hàng tỷ đồng/cây và rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như: chữa tiêu hóa kém, nôn mửa, đau dạ dày, tinh thần suy giảm, hen suyễn,…

10. Cây gáo vàng – cây giống gỗ quý

Gáo Vàng Thái Lan là loại cây trồng lấy gỗ có tốc độ sinh trưởng, phát triển nhanh vượt trội. Trong khi nhiều loại cây khác cần ít nhất 10-15 năm mới có thể thu hoạch. Thì Gáo Vàng chỉ cần 5-7 năm tuổi là đã có thể lấy gỗ. Đặc tính cây Gáo Vàng giống dễ trồng, dễ chăm sóc, hợp với khí hậu Việt Nam.

Các cánh rừng, các vùng sinh thái lâm nghiệp ngày càng được phủ xanh với Gáo Vàng. Không chỉ giúp các bà con nông dân sớm thu hoạch gỗ để thu hồi vốn; Gáo Vàng còn có giá trị kinh tế cao gấp 10 lần so với trồng cây keo, cây tràm.