Với một lời khuyên chân thành, nếu bạn có đang nuôi hay sắp nuôi 1 con rắn độc thì hãy đọc bài viết này và từ bỏ thú vui nguy hiểm đến tính mạng.

T bắt đầu nuôi bạn hổ mang đất này vào tháng 3 năm 2019. Ban đầu khi mới bắt đầu nuôi T rất rất cẩn thận, Luôn sử dụng các dụng cụ để được an toàn mỗi khi cho ăn hoặc bắt rắn chuyển chuồng, dọn dẹp vệ sinh và từ khi bắt đầu nuôi tới khi T bị cắn, có thể nói là bạn rắn hổ mang khá là hiền, tính tình ko hung dữ, nhưng rồi vì chính điều đó đã làm T chủ quan và để lại hậu quả là bị rắn cắn nguy hiểm đến tính mạng.

Trước đây, một người anh, chuyên gia về rắn độc đã khuyến cáo với T là những người mê nuôi rắn độc chỉ có 2 loại:

1. Đã bị rắn độc nuôi cắn.

2. Sẽ bị rắn độc nuôi cắn.

Lúc đấy T chỉ cười và nói em sẽ không bao giờ bị cắn cho anh xem. Giờ thì T đã xin rút lại câu nói ấy bởi “Chơi dao có ngày đứt tay, nuôi rắn độc chắc chắn sẽ bị cắn, cách duy nhất để không bị cắn là ĐỪNG NUÔI”.

Thật sự trãi nghiệm bị rắn độc cắn nó rất rất là BAD TRIP. Bữa hôm đó là 1 ngày bình thường tới lịch mình thay lót chuồng cho bạn rắn ấy. Như thường lệ T sẽ bắt bạn ấy sang 1 cái thùng khác để dễ vệ sinh nhà bạn ấy hơn, lúc bắt bạn ấy ra chẳng có gì cả, nhưng vừa sau khi T quay đi để thay lót chuồng thì bạn ấy đã phóng thẳng lên và cắn vào đùi bên trái của T. Đến bây giờ T vẫn không hiểu tại sao lúc ấy bạn rắn lại phóng lên như vậy. Con rắn Hổ không một biểu hiện cảnh cáo nào như tập tính của Hổ bành mang là hay khè đe doạ. Bất ngờ phóng thẳng lên và cần như một bản năng hoang dã của loại không thể thuần hoá.

T lập tức được cấp cứu ở bệnh viện Chợ Rẫy, một điều đáng buồn và đáng chú ý cho T là bữa đó bệnh viện đã hết huyết thanh kháng thể của các loại rắn nên T chỉ có thể điều trị hỗ trợ.

Nhập viện sau 10p bị cắn, T có các triệu chứng như liệt cơ nhẹ, khó thở, buồn ngủ, chóng mặt, mất điều khiển nữa thân dưới nhất là hệ bài tiết. Nhưng may mắn là lượng nọc tiêm vào cơ thể ít nên T không bị các triệu chứng quá nặng như suy hô hấp. Vết thương chỗ bị can sưng đỏ và đen dần, rồi lan ra khu vực khác khá nhanh. T khẳng định với các bạn là vết cắn gãy các các triệu chứng RẤT, RẤT ĐAU. Khoảng một giờ sau khi bị cắn, chân bị cắn của T liệt hoàn toàn, nóng rát. 6 tiếng sau khi bị cắn, chân bị cắn cực kỳ đau đớn, cảm giác như bị đạn bắn liên tục, đến mức bạn chỉ ước được cắt luôn cái chân và cơn đau đó kéo dài 1-3 ngày, rồi thuyên giảm theo thời gian. T được các bác sỹ điều trị hỗ trợ và được tiêm thuốc giảm đau liên tục trong 5 ngày ở bệnh viện Chợ Rẫy đến khi hết hẳn cơn nguy hiểm.

Sau 5 ngày T tiếp tục nhập viện tại bệnh viện khoa chân thương chỉnh hình 7 ngày để xử lý chỗ bị cắn. Chỗ bị cắn lan ra khá rộng và phần thịt bị nọc độc lan ra bị hoại tử mô. T phải cắt lọc và may phần đó lại, rất đau, mặc dù được tiêm thuốc tê.

Hiện tại bạn T đã xuất viện và về nhà với tổng mức viện phí là 50 triệu cho 2 lần nhập viện. Nhiều người nói T NGU, bạn ấy xin chấp nhận, vì sự cố không lường trước được.

Chốt lại, các điều sau đây bạn cần lưu ý, CHƠI DAO CÓ NGÀY ĐỨT TAY, rắn độc không phải là thứ bạn có thể xem nhẹ và đùa giỡn với nó. Nếu bạn muốn nuôi 1 con rắn độc làm PET, hãy cân nhắc kỹ, vì như anh bạn chuyên gia về rắn đã khuyên bảo, chỉ có 2 loại người nuôi rắn độc làm PET gồm: LÀ ĐÃ BỊ CẮN và SẼ BỊ CẮN.

Các bạn đang nuôi rắn độc hãy cẩn trọng, hậu quả nó để lại không hề nhỏ cả về vật chất lẫn thể xác khi bị cắn. An toàn nhất là đừng nuôi RẮN ĐỘC làm PET. Nếu bạn nuôi vì bất cứ mục đích nào hãy thật cẩn trọng, cần sử dụng các dụng cụ hỗ trợ an toàn và đừng tiếp xúc trực tiếp bằng tay không. Nhất là các bạn đang nuôi những loài độc mạnh như hổ mang, hổ chúa, cạp nong hết sức chú ý.... HIỆN TẠI HUYẾT THANH Ở BỆNH VIỆN KHÔNG CÒN.