Mách bạn nghe về một ngày quốc tế vô cùng ý nghĩa và thiết thực mang tên “𝗖𝗮𝗿-𝗳𝗿𝗲𝗲 𝗱𝗮𝘆”, hay còn được gọi là “𝗡𝗴𝗮̀𝘆 𝘁𝗵𝗲̂́ 𝗴𝗶𝗼̛́𝗶 𝗸𝗵𝗼̂𝗻𝗴 𝗸𝗵𝗼́𝗶 𝘅𝗲”.
𝗧𝗵𝘂̛̣𝗰 𝘁𝗲̂́ đ𝗮́𝗻𝗴 𝗯𝘂𝗼̂̀𝗻
Chỉ tính riêng ở thủ đô Hà Nội của Việt Nam chúng ta, bầu không khí ở đây mỗi năm đã phải chứa thêm 80.000 tấn bụi khói, 9.000 tấn khí SO2, 19.000 tấn khí NO2 và 46.000 tấn khí NO2, bởi các tác hại tiêu cực mà những phương tiện này gây ra đã biến Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nặng nhất thế giới

𝗩𝗮̣̂𝘆 𝗯𝗮̣𝗻 đ𝗮̃ 𝗯𝗶𝗲̂́𝘁 𝗴𝗶̀ 𝘃𝗲̂̀ 𝗻𝗴𝗮̀𝘆 đ𝗮̣̆𝗰 𝗯𝗶𝗲̣̂𝘁 𝗻𝗮̀𝘆?
Hiểu rõ được tình trạng ô nhiễm của không khí ngày một nghiêm trọng, con người nhận thức được “𝗖𝗮𝗿-𝗳𝗿𝗲𝗲 𝗱𝗮𝘆” sẽ là một dịp vô cùng ý nghĩa đối với bầu khí quyển trái đất.
Đ𝗶̣𝗻𝗵 𝗻𝗴𝗵𝗶̃𝗮: “Ngày thế giới không khói xe” được khởi đầu từ sự kiện khủng hoảng dầu năm 1970 nhưng phải đến năm 1999 sự kiện này mới diễn ra rầm rộ tại châu Âu và từ đó đến nay được coi là sự kiện quốc tế. Từ đó, 22/9 hằng năm chính thức là “𝗡𝗴𝗮̀𝘆 𝘁𝗵𝗲̂́ 𝗴𝗶𝗼̛́𝗶 𝗸𝗵𝗼̂𝗻𝗴 𝗸𝗵𝗼́𝗶 𝘅𝗲”, khuyến khích người lái xe từ bỏ xe hơi trong một ngày
𝗦𝘂̛́ 𝗺𝗲̣̂𝗻𝗵: Mục đích của “𝗖𝗮𝗿-𝗳𝗿𝗲𝗲 𝗱𝗮𝘆” là mong muốn cả thế giới chúng ta cùng nhau hành động để bảo vệ môi trường, góp phần giảm thiểu ô nhiễm không khí do khí thải xe cộ gây ra cũng như tiết kiệm chi phí giao thông và nguồn năng lượng do sử dụng xe hơi. Từ đó nhằm xây dựng một thế giới tương lai xanh-sạch-đẹp hơn.
𝗖𝘂̀𝗻𝗴 đ𝗶𝗲̂̉𝗺 𝗺𝗮̣̆𝘁 𝗻𝗵𝘂̛̃𝗻𝗴 𝘁𝗵𝗮̀𝗻𝗵 𝗽𝗵𝗼̂́ đ𝗮̃ 𝗵𝘂̛𝗼̛̉𝗻𝗴 𝘂̛́𝗻𝗴 𝗰𝗵𝗶𝗲̂́𝗻 𝗱𝗶̣𝗰𝗵 “𝗖𝗮𝗿-𝗳𝗿𝗲𝗲 𝗱𝗮𝘆” 𝗻𝗮̀𝗼!
Hàng năm, trên thế giới có khoảng 1.500 thành phố chung tay hưởng ứng chiến dịch “𝗡𝗴𝗮̀𝘆 𝗾𝘂𝗼̂́𝗰 𝘁𝗲̂́ 𝗸𝗵𝗼̂𝗻𝗴 𝗸𝗵𝗼́𝗶 𝘅𝗲”, trong đó có nhiều đô thị lớn trên thế giới như Toronto, Montreal (Canada); Moscow (Liên Bang Nga); Quảng Châu, Hàng Châu (Trung Quốc); với nhiều hoạt động được tổ chức như sử dụng xe đạp, đi bộ để di chuyển đến cơ quan làm việc, v.v.
𝗧𝗵𝗮̣̂𝘁 𝘁𝗼̀ 𝗺𝗼̀ 𝗸𝗵𝗼̂𝗻𝗴 𝗯𝗶𝗲̂́𝘁 𝗻𝗴𝘂̛𝗼̛̀𝗶 𝗱𝗮̂𝗻 𝘁𝗵𝗲̂́ 𝗴𝗶𝗼̛́𝗶 𝗵𝘂̛𝗼̛̉𝗻𝗴 𝘂̛́𝗻𝗴 𝗻𝗴𝗮̀𝘆 𝗻𝗮̀𝘆 𝗻𝗵𝘂̛ 𝘁𝗵𝗲̂́ 𝗻𝗮̀𝗼 𝗻𝗵𝗶̉?
Thành phố 𝗟𝗮 𝗥𝗼𝗰𝗵𝗲𝗹𝗹𝗲 xinh đẹp thuộc nước Pháp là nơi đầu tiên phát động chương trình này vào năm 1997. Khi nó bắt đầu lan rộng ra khắp châu u và trở thành sự kiện trọng tâm trong “Tuần lễ giao thông châu Âu” thì Việt Nam chúng ta cũng kêu gọi người dân cả nước ủng hộ hoạt động này với thành phố tổ chức đầu tiên tại Hội An vào năm 2012. Có thể nói ‘phát súng’ đầu tiên này đã mở ra cơ hội mới để con người góp một phần sức mình vào công cuộc bảo vệ bầu khí quyển trái đất cũng như cuộc sống của muôn loài.