Do nhu cầu sử dụng ngày một tăng cao, giấy được sản xuất liên tục, đồng nghĩa với việc khai thác rừng trở nên quá độ. Điều đó đã làm cho chúng mình đưa ra giống cây có đáp ứng được nguồn nguyên liệu đầu vào cho ngành công nghiệp giấy hay không? ”Vậy làm thế nào để giảm thiểu sự lãng phí giấy?”  TÁI CHẾ GIẤY hẳn là một giải pháp tối ưu.

TÁI CHẾ GIẤY LÀ GÌ ?

Tái chế các loại giấy được hiểu là sử dụng giấy phế liệu (hay giấy đã qua sử dụng) cùng với gỗ hoặc thay thế gỗ để làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp giấy. Bên cạnh việc tái chế từ giấy phế liệu thành giấy mới, chúng ta có thể tận dụng sách báo cũ để tạo ra những sản phẩm với công dụng hoàn toàn mới so với nguyên bản của chúng. Giấy tái chế là một trong những hình thức tái chế lâu đời nhất, và chúng ta bắt gặp giấy tái chế trong rất nhiều sản phẩm hàng ngày bao gồm bìa cứng, giấy bưu kiện, giấy máy in, hộp thực phẩm và thậm chí cả thiệp. Không chỉ vậy, giấy tái chế sử dụng ít năng lượng hơn tới 70% và tạo ra ít ô nhiễm hơn 73% so với sản xuất giấy từ nguyên liệu thô.

tai-che-giay-cu-1667030232.jpg
 

THỰC TRẠNG HIỆN NAY

 Các bạn biết không, thông thường, cây được lấy gỗ sản xuất giấy là những cây như vân sam, linh sam, thông,sồi, dương,... và bột gỗ/bột giấy chiếm khoảng 70% trong giấy, ngoài ra còn độn thêm 30% các chất độn khác như cao lanh, tinh bột, phấn, … Do đó việc sản xuất giấy đã ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên toàn cầu nói chung và mỗi quốc gia nói riêng. Giấy có thể phân hủy được, nhưng khi hàng triệu tấn giấy được đem chôn lấp, liệu thời gian phân hủy sẽ kéo dài bao lâu?

Hiện nay, lãng phí giấy đang là vấn đề tranh cãi “nảy lửa” , bởi khi sản xuất giấy phải cần một lượng nước vô cùng lớn. Ở Mĩ và một số quốc gia khác, cứ mỗi một tấn giấy tái chế sẽ giúp tiết kiệm năng lượng đủ để cho một hộ gia đình ở Mĩ dùng trong 6 tháng và khoảng 26500 lít nước. Khi khai thác rừng, một phần rừng mất đi đồng nghĩa với việc lượng carbon dioxide thải ra ngoài môi trường không được hấp thụ, gián tiếp gây hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí hậu môi trường.

Tái chế giấy cũ cũng chính là bảo tồn tài nguyên, mà rõ rệt nhất là cây và rừng. Với mỗi tấn giấy tái chế có thể cứu sống 17 cây xanh, góp phần bảo vệ “lá phổi xanh” của con người. Rừng cũng chính là hệ sinh thái của rất nhiều loài động thực vật. Tái chế chính là đang góp phần giữ cân bằng hệ sinh thái. Ngoài ra còn giảm diện tích chôn và tiết kiệm tiền cho người sử dụng.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ TÁI CHẾ GIẤY HỢP LÍ ?

Thông thường khi giấy đã qua sử dụng và không còn tác dụng, nhiều người thường vứt đi, xé bỏ hoặc đốt, điều đó dần tạo nên thói quen của con người, đặc biệt là giới trẻ. Hàng nghìn tổ chức đã xuất hiện nhằm khích lệ hoạt động “TÁI CHẾ VÀ TÁI SỬ DỤNG GIẤY” càng góp phần nâng cao ý thức và trách nhiệm của con người đối với thiên nhiên. Ví dụ như : tái sử dụng bìa carton, hộp giấy, tạo ra giấy handmade từ giấy cũ, ….. Có thể thấy một số sản phẩm hữu dụng sau khi tái chế như: túi giấy tái chế, hộp giấy tái chế, ly giấy tái chế, thùng đựng sơn, nhiên liệu, làm vách tường, trần nhà và mái nhà hay đúc thành các khay đựng trứng hoặc trái cây,…

Tiết kiệm giấy chính là bảo vệ tài nguyên rừng, chi tiêu và góp phần bảo vệ môi trường xanh của loài người.

“Có một sự thật không thể chối bỏ rằng một nhóm nhỏ công dân có ý thức và tận tâm có thể thay đổi cả thế giới”.

____________________________________